Bảo dưỡng xe nâng dầu là việc cần thiết để đảm bảo rằng phương tiện luôn vận hành êm ái, bền bỉ và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết rõ thời gian cũng như quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Thiên Sơn Holdings xin phép chia sẻ tới quý khách hàng các bước bảo dưỡng dòng xe nâng này một cách chính xác nhất.
Bảo dưỡng xe nâng dầu là làm gì? Vì sao cần phải bảo dưỡng ?
Bảo dưỡng xe nâng dầu là công việc kiểm tra định kỳ các loại thiết bị, linh kiện, máy móc của loại phương tiện này. Trong quá trình sử dụng, các chi tiết máy móc sẽ bị hao mòn do bị ma sát, việc bảo dưỡng xe nâng thường xuyên sẽ giúp người vận hành đánh giá được tình trạng cụ thể của thiết bị và phát hiện sớm các lỗi hư hỏng sắp xảy ra.

Để xe nâng dầu có thể hoạt động một cách êm ái, bền bỉ và đảm bảo an toàn thì người vận hành cần phải bảo dưỡng xe nâng định kỳ mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng đúng cách. Ngoài ra, cần phải kiểm tra đầy đủ các chi tiết như nhớt máy, nhớt hộp số, hệ thống nước làm mát, dầu thủy lực, độ mòn của lốp xe, áp suất xe nâng và hệ thống điện, đèn, còi của xe trước khi vận hành. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề cần được sửa chữa, tránh xảy ra hỏng hóc trong khi hoạt động, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Vì vậy, nếu xe nâng không được bảo dưỡng định kỳ thì sẽ làm phát sinh nhiều chi phí cho việc sửa chữa, giảm tuổi thọ, giảm năng suất lao động và làm mất an toàn cho con người và hàng hóa.
Các bước trong quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu đúng chuẩn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Thực hiện kiểm tra nhớt máy, nhớt hộp số
- Bước 2: Kiểm tra nhớt ở bộ phận két nước và hệ thống nước làm mát
- Bước 3: Kiểm tra dầu thắng, kiểm tra độ mòn của lốp xe nâng.
- Bước 4: Kiểm tra hệ thống thắng của xe nâng.
- Bước 5: Kiểm tra phanh xe, ống dầu thủy lực, các xích nâng,…
Ngoài ra, hàng tuần người điều khiển xe nâng cần phải rửa xe, vệ sinh xe nâng và các bộ phận chi tiết quan trọng.

Cách bảo dưỡng xe nâng dầu định kỳ
Nhiều người không biết sau thời gian bao lâu thì cần tiến hành kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của xe nâng dầu. Sau đây là thời gian và cách bảo dưỡng định kỳ cụ thể của từng hạng mục xe nâng để quý khách hàng có thể hình dung rõ hơn:
- Cần thực hiện vệ sinh bộ phận lọc gió sau khoảng 70 giờ sử dụng.
- Sau 250 – 300 giờ sử dụng thì cần thực hiện thay dầu máy.
- Thay loại nhớt 40 cho xe nâng dầu với 8 lít/ lần và cần thay lọc nhớt sau 2 lần thay nhớt.
- Thay lọc dầu xe nâng sau 1000 giờ sử dụng.
- Sau 2000 giờ sử dụng xe nâng thì cần kiểm tra dầu nhớt thủy lực. Nếu dầu nhớt thủy lực đã chuyển sang màu đen thì cần thực hiện thay nhớt mới. Loại nhớt sử dụng là nhớt 10 và cần khoảng 50 lít/lần thay.
- Sau 20.000 giờ sử dụng thì cần thay nhớt hộp số 1 lần, loại nhớt sử dụng là nhớt 90.
- Dầu thắng cần được kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng, nếu có tình trạng dầu bị đổi màu thì cần thay mới để đảm bảo an toàn. Tùy vào từng loại xe nâng mà dầu thắng được sử dụng là dầu Dot 3 hoặc Dot 4.
- Bơm mỡ, vô nhớt cho xích nâng và bạc đạn bánh xe trong mỗi lần bảo dưỡng để đảm bảo xe nâng luôn hoạt động trơn tru, không bị kẹt do tình trạng thiếu dầu nhớt.

Tham khảo các bài viết liên quan:
- Xe nâng dầu là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm?
- So sánh xe nâng điện và xe nâng dầu chi tiết
- Cách lái xe nâng dầu đúng cách và đảm bảo an toàn
- Cấu tạo xe nâng dầu và nguyên lý hoạt động của các động cơ?
- Dầu nhớt xe nâng: Phân loại và hướng dẫn thay nhớt xe nâng
Các bộ phận xe nâng cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ
Để giúp quý khách hàng không bỏ sót bộ phận quan trọng nào trong quá trình bảo dưỡng xe nâng, Thiên Sơn Holdings xin chia sẻ cụ thể các chi tiết cần theo dõi, kiểm tra định kỳ trong bảng dưới đây.
STT | Bộ phận chi tiết cần kiểm tra | STT | Bộ phận chi tiết cần kiểm tra |
1 | Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất) | 20 | Tình trạng cầu chủ động |
2 | Kiểm tra hệ thống dây điện | 21 | Bơm mỡ |
3 | Kiểm tra , vệ sinh máy sạc | 22 | Dầu thủy lực |
4 | Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu | 23 | Tắc kê bánh xe |
5 | Công tắc khởi động | 24 | Hệ thống thắng |
6 | Các contactor | 25 | Bánh thăng bằng |
7 | Bảng điều khiển | 26 | Bánh tải |
8 | Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp) | 27 | Bánh lái |
9 | Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp) | 27 | Bơm thủy lực |
10 | Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp) | 28 | Bộ chia dầu thủy lực |
11 | Các cầu chì | 29 | Ống dầu thủy lực |
12 | Hộp điều khiển | 30 | Càng nâng |
13 | Công tắc | 31 | Tình trạng xilanh dịch chuyển |
14 | Kèn | 32 | Tình trạng xilanh lái |
15 | Chân ga | 33 | Tình trạng xilanh nghiêng |
16 | Đồng hồ | 34 | Tình trạng xilanh nâng |
17 | Giắc cắm bình | 35 | Xích nâng |
18 | Vệ sinh toàn bộ xe | 36 | Bạc đạn khung nâng |
19 | Kính chiếu hậu | 37 | Tình trạng chung của khung nâng |
Bài viết trên đây vừa chia sẻ về quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu đúng cách để đảm bảo thiết bị luôn vận hành một cách êm ái, ổn định và an toàn. Nếu quý khách hàng muốn tư vấn, tìm hiểu về dịch vụ bảo dưỡng tại Thiên Sơn Holdings thì hãy liên hệ hotline 0979654498 để được hỗ trợ nhiệt tình.
Tham khảo sản phẩm xe nâng dầu chất lượng tại Thiên Sơn Holdings: