Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe nâng hàng hư hỏng khiến cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị trì trệ. Trong bài viết này, Thiên Sơn Holdings chia sẻ đến quý độc giả các lỗi hỏng thường gặp, hướng dẫn một số giải pháp sửa chữa xe nâng hiệu quả.
Sửa xe nâng điện bị hư hỏng
Xe nâng điện là thiết bị nâng hạ hàng hóa di chuyển bằng điện tự động, giảm sức lao động của con người hoàn toàn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhờ sự cải tiến, tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội giúp rút ngắn đáng kể thời gian làm việc đồng thời nâng cao năng suất hiệu quả công việc mà dòng xe này được nhiều doanh nghiệp tin dùng.
Khi xe nâng của bạn không được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách lâu ngày sẽ xuất hiện một số dấu hiệu hư hỏng. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Sau đây là những lỗi hư hỏng phổ biến mà xe nâng hàng thường mắc phải và cách xử lý hiệu quả cho từng trường hợp.

Biểu hiện xe nâng điện khi bị hư hỏng
Dưới đây là 10 biểu hiện phổ biến, điển hình nhất thể hiện xe nâng điện của bạn đã có dấu hiệu hư hỏng:
- Xe nâng điện đang hoạt động nhưng đột nhiên bị tắt máy, tắt nguồn.
- Xe nâng điện đang vận hành bình thường thì không thể điều khiển tiến hoặc lùi như ý muốn.
- Xe nâng điện xuất hiện tình trạng sạc không vào hoặc sạc một lúc thì tự ngắt điện.
- Xe khi vận hành có tiếng kêu to bất thường ở động cơ, ắc quy hoặc biến thế sạc.
- Xe nâng điện dù đã sạc đủ điện vẫn không vận hành, khởi động được.
- Màn hình điều khiển trên xe nâng điện không hiển thị thông tin.
- Xe đến kho lạnh hoặc khu vực có nhiệt độ thấp thì không hoạt động được.
- Xe mất khả năng điều khiển quay đầu, di chuyển hoặc nâng hạ theo ý muốn người lái hoặc khi di chuyển thì rất chậm, kèm theo nhiệt độ của bộ phận motor nóng lên bất thường.
- Khi lái xe tay lái nặng, rất khó thao tác.
- Xe hoạt động chập chờn bất thường mặc dù bình trữ đã sạc đủ điện.
Các lỗi xe thường gặp
- Lỗi hưng hỏng hộp số
Nguyên nhân là do người sử dụng điều khiển xe không đúng cách, chuyển số đột ngột làm vỡ bộ phận hộp số và mòn các lá bố. Nếu xe không được kiểm tra định kỳ, vệ sinh kịp thời tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn. Từ đó, các loại rác bị tồn đọng quấn quanh trục xe lâu ngày sẽ khiến cho hộp số bị vỡ seal, phốt dẫn đến chảy nhớt và kẹt hộp số.
- Lỗi hư hỏng bình ắc quy
Ắc quy xe nâng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng để khởi động và vận hành xe nâng điện. Đây cũng là bộ phận dễ gặp trục trặc nhất, có ba nguyên nhân chính khiến xe nâng điện bị lỗi liên quan đến bình ắc quy như:
- Ắc quy được nạp đầy nhưng khi sử dụng lại nhanh bị yếu: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do cấu trúc bên trong bình ắc quy gặp lỗi. Ví dụ như: bên trong bẩn hình thành cầu nối giữa hai cực ắc quy, dung dịch chứa nhiều tạp chất, tấm ngăn bị lỏng tạo nên kết tủa gây chập mạch, vật liệu ắc quy kém chất lượng,…
- Ắc quy bị sulfat hoá: do dung dịch trong bình ắc quy cạn kiệt khiến cho bản cực của ắc quy nhô lên. Hay lượng nồng độ dung dịch trong bình quá cao điều này khiến cho lượng điện trong bình ắc quy không giải phóng được hoặc phóng điện không hết. Với lỗi này, khi quan sát bằng mắt thường ta sẽ dễ dàng nhận thấy có nhiều đốm trắng phủ quanh bề ngoài lá cực.
- Bản cực của ắc quy bị cong vênh: lỗi này chủ yếu do người nạp điện trong thời gian quá lâu hoặc do dòng điện quá lớn khiến cho nồng độ dung dịch trong bình tăng cao bất thường dẫn đến vỏ bình bị phồng và nắp bình nhô lên không đều ở 2 bản cực.
- Lỗi gãy nĩa và chênh lệch nĩa
Xe nâng điện gặp phải lỗi này chủ yếu do người sử dụng vận hành xe sai cách. Ví dụ như xe nâng điện được sử dụng để nâng hàng quá có tải trọng cao vượt mức cho phép hoặc sai mục đích như: đẩy, kéo, nâng hàng hoá ở một góc độ không đúng cũng có thể dẫn đến tình trạng xe nâng bị gãy nĩa và chênh lệch nĩa.
- Lỗi hỏng tam bua
Xe nâng điện xuất hiện lỗi này nguyên nhân chính đến từ bộ phận phanh và bố thắng của xe đã bị bào mòn đến phần kim loại dẫn đến các lỗi thường gặp như: thắng không ăn, hay phát ra tiếng động lạ, …
- Lỗi do điều khiển sai cách
Tài xế trong quá trình sử dụng xe nâng điện, nếu không tìm hiểu kỹ về cơ chế hoạt động, bảo dưỡng của xe thì sẽ rất dễ khiến cho xe nâng bị lỗi.
Ví dụ: điều khiển cần số quá mạnh tay, chạy quá tốc độ, không kiểm tra bảo dưỡng xe định kỳ khiến cho xe gặp rất nhiều lỗi khi vận hành. Một trong những lỗi thường xuyên gặp nhất đó chính là sử dụng xe để nâng những kiện hàng quá tải trọng khiến cho nĩa bị lệch, thậm chí gãy.
Nên bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện như thế nào?
Công tác bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho việc sử dụng xe an toàn, cắt giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh không cần thiết khi xe bị hư hỏng giúp kéo dài tuổi thọ của xe nâng. Vậy nên trong quá trình bảo dưỡng bạn cần đặc biệt chú ý đến những điểm sau để đảm bảo xe nâng của bạn được vận hành một cách tốt nhất:
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt xe nâng điện
Ngoài biện pháp vệ sinh khô, bạn cũng có thể dùng xăng hoặc các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn, gỉ sét bám trên thân xe.
- Kiểm tra bình điện
Chú ý vệ sinh bình điện, thường xuyên châm thêm nước cho bình.
- Kiểm tra hệ thống sạc bình
Kiểm tra bình điện, hệ thống sạc thường xuyên nhằm phát hiện sớm các hư hỏng để có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất bình điện.
- Bơm mỡ vào hệ thống bánh xe và các bộ phận chuyển động xe
Việc bơm mỡ vào các bộ phận như xi lanh, hệ thống phanh,…của xe sẽ giúp các bộ phận này hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn giảm bớt ma sát gây hao mòn phụ tùng.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực
Kiểm tra thường xuyên lượng nhớt trong van và ống dẫn nhớt nếu thấy quá ít, bạn cần phải châm thêm để đảm bảo xe được hoạt động tốt. Đặc biệt, nếu nhớt cũ chứa nhiều tạp chất không thể sử dụng được nữa, hãy tiến hành thay nhớt mới cho xe.
- Vệ sinh các bo mạch điện tử và kiểm tra đầu nối của dây điện
Chú ý làm sạch cho các bo mạch điện tử bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Kiểm tra các đầu nối của dây điện nhằm đảm bảo các bộ phận này vẫn còn hoạt động tốt. Trường hợp có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay thế ngay để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng.
- Kiểm tra các bộ phận thắng, đèn, còi xe
Hãy chắc chắn rằng các bộ phận như thắng xe, đèn và còi vẫn còn hoạt động tốt nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe cũng như mọi người xung quanh.
- Kiểm tra hệ thống lái trợ lực điện
Hãy chú ý bơm dầu mỡ vào hệ thống này nhằm đảm bảo các bộ phận đều được vận hành trơn tru, nhịp nhàng.

Tham khảo các sản phẩm xe nâng điện bán chạy tại Thiên Sơn Holdings:
Sửa xe nâng dầu khi bị hư hỏng
Xe nâng dầu là dòng xe nâng sở hữu động cơ diesel lớn, được đánh giá cao cả về sức mạnh lẫn hiệu suất hoạt động. Trong quá trình hoạt động, xe nâng có thể gặp phải một số lỗi phát sinh gây hư hỏng trục trặc ảnh hưởng đến việc nâng hạ hàng hóa hoặc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Biểu hiện của xe nâng dầu khi bị hỏng hoặc gặp sự cố
Dưới đây là các vấn đề thường gặp ở xe nâng dầu phổ biến nhất hiện nay, cùng tìm hiểu nhé!
- Xe nâng dầu ngưng hoạt động, không thể khởi động
- Xe chạy càng lúc càng nhanh và mất dần sự kiểm soát.
- Xuất hiện các âm thanh chói tai bất thường và ống xả thải nhiều khói xanh hoặc đen.
- Tốc độ xe giảm dần khi tăng tải trọng đột ngột, áp suất dầu giảm và xe xả khói đen.
- Động cơ xe nâng thường xuyên nóng quá nhanh trong thời gian ngắn
Các lỗi xe thường gặp
- Hư hỏng heo đầu do sử dụng nguồn nhiên liệu chứa nhiều tạp chất
Việc sử dụng nguồn nhiên liệu không sạch, hòa lẫn nhiều chất bẩn dễ gây nên tắc đường ống dẫn dầu. Thậm chí, với những dị vật có kích thước lớn có thể gây cước ty của bơm cao áp và nước làm gỉ sét các đầu của béc phun gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống bơm nhiên liệu.
- Hư hỏng hộp số do tài xế sử dụng sai quy cách
Trong quá trình vận hành, tài xế chuyển số đột ngột gây nên hộp số bị hư hỏng. Hoặc có thể do tài xế không chú ý để các dị vật như bao nylon, dây, quần áo quấn quanh vào trục bánh xe trước khi xe chạy trục quay sẽ kéo những thứ này vào trong hộp số phá vỡ seal, phốt gây ra tình trạng kẹt hộp số và chảy nhớt.
- Hư hỏng húc và niền bánh sau xe nâng
Thông thường lỗi hư hỏng này là do tài xế đã vận hành xe sai cách, một số lỗi thường gặp như: chạy quá tốc độ, chủ quan không kiểm tra các bộ phận của xe trước khi vận hành, các ốc liên kết bị lỏng lâu ngày không được thay gây mòn, phá vỡ húc và niền xe chỉ trong thời gian ngắn.
- Hư hỏng tam bua
Sau thời gian dài sử dụng phần bố thắng sẽ bị ăn mòn đến lớp kim loại dẫn đến hiện tượng: khi đạp thắng có cảm giác sâu, thắng không ăn kèm theo những âm thanh két két, lộc cộc, …
- Hư hỏng cần điều khiển
Nguyên nhân do tài xế vận hành không đúng cách, thường dùng lực rất mạnh để tác động đẩy tới hoặc nắm giật mạnh cần số ra sau dẫn tới vòng ôm bằng nhựa bị vỡ.
- Trầy xước các ty thủy lực
Trong quá trình sử dụng tài xế thường khó tránh khỏi các tình huống va quẹt , tông nhau, hoặc để các dị vật như gạch, đá, thủy tinh, kim loại,.. rơi vào các ty thủy lực gây nên mốp hoặc trầy xước.
- Vận hành không đúng cách gây gãy nĩa và chênh lệch nĩa
Lỗi này do tài xế dùng nĩa để nâng những kiện hàng vượt quá tải trọng cho phép của xe nâng hoặc dùng nĩa sai quy cách kéo, đẩy, nâng kiện hàng ở góc độ không cho phép gây quát nĩa.
Biện pháp phòng tránh và cách khắc phục
Sở hữu tính năng vượt trội có thể hoạt động với tần suất cao ở nhiều môi trường khác nhau, dòng xe nâng dầu đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, để đảm bảo tuổi thọ cho xe thì công tác bảo dưỡng, bảo trì phải được chú trọng và duy trì thường xuyên. Sau đây là một số tips giúp bạn bảo dưỡng xe đúng cách:
Kiểm tra các bộ phận của xe nâng thường xuyên
Kiểm tra xe nâng hàng ngày trước khi sử dụng là cách tốt nhất để xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn. Mặc khác, đảm bảo rằng xe nâng của bạn sẽ được vận hành an toàn giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc.
Một số việc cần kiểm tra trước khi vận hành như: kiểm tra nhớt máy, kiểm tra két nước, kiểm tra dầu thắng, kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn, hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng…Hàng tuần nên vệ sinh xe, bơm thêm mỡ, thay nhớt, kiểm tra và siết chặt các ốc vít,…
Tuân thủ lịch bảo dưỡng xe nâng do nhà sản xuất cung cấp
- Sau mỗi lần bảo dưỡng phải bơm mỡ cho xe, vô nhớt xích nâng.
- Sau khi sử dụng khoảng 70 giờ nên vệ sinh bộ phận lọc gió.
- Sau khi sử dụng 170 giờ thì nên thay nhớt máy.
- Sau hai lần thay nhớt máy theo đó là một lần thay lọc nhớt.
- Thay dầu định kỳ 3 tháng/lần hoặc sau một thời gian sử dụng nhất định (250 giờ, 500 giờ hoặc 1.000 giờ).
- Sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ bạn nên kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi màu thì chúng ta nên thay nhớt thủy lực (nhớt thủy lực là nhớt 10, thay khoảng 50 lít)
- Sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ ta nên thay nhớt hộp số (nhớt hộp số là nhớt 90)
Kiểm tra lốp xe nâng hằng ngày
Lốp xe có thể bị hao mòn, xì hơi, rò rỉ lò xo hoặc mất lốp trong quá trình di chuyển. Vì thế việc bảo dưỡng xe nâng nên bao gồm kiểm tra lốp xe để đảm bảo rằng chúng luôn ở tình trạng hoạt động tốt nhất.
Làm sạch xe nâng hàng tuần
Hàng tuần bạn nên làm sạch xe nâng như là một phần của kế hoạch bảo dưỡng. Quy trình này bao gồm các đầu công việc như: thổi tắt bộ tản nhiệt, quét sạch bụi bẩn, thay đổi bộ lọc. Việc này, giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do các vật liệu dễ cháy tích tụ lâu ngày trên máy như xơ vải gây ra, ngăn chặn bộ tản nhiệt bị chặn và các vấn đề hư hỏng khác có thể làm cản trở hoạt động của xe nâng.
Xử lý ngay khi phát hiện ra vấn đề
Giải quyết các hư hỏng sớm nhất có thể giúp bạn ngăn chặn các vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn làm tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Ví dụ: nếu bạn nghe thấy những tiếng ồn lạ hoặc lớn từ máy đừng nên chủ quan và hãy gọi ngay cho kỹ thuật viên được hỗ trợ xử lý.

Tham khảo dịch vụ Bảng giá cho thuê xe nâng hàng tại Thiên Sơn Holdings
Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn các giải pháp sửa chữa tốt nhất cho chiếc xe nâng của bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có hơn 8 chi nhánh trên toàn quốc Thiên Sơn Holdings tự hào cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe nâng uy tín với mức giá vô cùng cạnh tranh. Quý khách hàng sẽ nhận được vô vàn lợi ích như:
- Đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo, sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc 24/7.
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết mang lại những trải nghiệm sử dụng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, chính hãng, chất lượng hàng đầu.
- Phụ tùng và linh kiện thay thế sẵn có, nhanh chóng thay mới giúp tiết kiệm thời gian sửa chữa.
- Giá cả minh bạch, báo giá chi tiết kèm theo bảng bảo hành đối với từ hạng mục giúp khách hàng yên tâm tuyệt đối không xảy ra trường hợp báo giá khống, nâng giá.
- Chế độ bảo hành với nhiều ưu đãi, bảo trì trọn đời
Như vậy thông qua bài viết Thiên Sơn Holdings đã hướng dẫn bạn một số lưu ý quan trọng trong quá trình sửa chữa xe nâng cụ thể, chi tiết với từng lỗi hư hỏng cơ bản nhất. Nếu bạn vẫn còn bất cứ các thắc mắc nào, hoặc có nhu cầu sửa chữa xe nâng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất:
- Hotline: 0979654498
- Email: thiensonholdings@gmail.com
- Website: https://www.thiensonholdings.com/
- Địa chỉ liên hệ: Km3 QL3, Vĩnh Thanh, Đông Anh, Hà Nội